20 rào cản đối với các xã hội phản biện

Để minh họa thực tế là con người có xu hướng không suy nghĩ nghiêm túc trong các nền văn hóa ngày nay, hãy xem xét 20 rào cản sau đây đối với các xã hội phản biện. Hầu hết mọi người:

  1. chỉ nhận thức hời hợt về tư duy phản biện
  2. không thể trình bày rõ ràng lý tưởng của tư duy phản biện, chỉ biết về nó như một thuật ngữ gây tiếng vang tích cực, và trong mọi trường hợp, thường xuyên vi phạm các tiêu chuẩn của nó theo nhiều cách. Nói cách khác, hầu hết con người không khao khát lý tưởng của tư duy phản biện, và do chỉ có ý tưởng ngầm về nó, ta chỉ thành công một cách khiêm tốn.
  3. chấp nhận mà không phản biện về những quan điểm và niềm tin truyền thống, chủ đạo của nền văn hóa của họ.
  4. “ràng buộc về văn hóa” (bị giam cầm trong các quy ước xã hội).
  5. chấp nhận mà không phản biện về các quan điểm của những người có thẩm quyền.
  6. không nhận thức được và không cố gắng sử dụng một cách rõ ràng các tiêu chuẩn tư duy của họ.
  7. không hiểu suy nghĩ của con người (của riêng họ hoặc của người khác) hoặc những trở ngại đối với tính hợp lý/sự có lý.
  8. (vô thức) tin rằng nhiều điều là độc đoán/tùy tiện hoặc phi lý.
  9. chấp nhận mà không phản biện về các quy tắc, thủ tục và công thức có tính quan liêu.
  10. chấp nhận nhiều hình thức thẩm quyền khác nhau (chẳng hạn như mù quáng theo một hệ tư tưởng tôn giáo).
  11. không sáng tạo và không nguyên bản.
  12. bị mắc kẹt trong tầng lớp xã hội của họ.
  13. không bao giờ nghĩ tích cực trong bất kỳ chủ đề nào và không có ý thức về việc nghĩ vượt ra ngoài các chủ đề đó.
  14. không tin vào tự do tư tưởng và tự do ngôn luận hoặc vào một loạt các quyền tự do bất khả xâm phạm khác.
  15. bị thành kiến về các câu hỏi về giới tính, văn hóa, loài và chính trị.
  16. aử dụng tư duy của họ một cách hời hợt.
  17. nắm ít quyền làm chủ/kiểm soát những cảm xúc và mong muốn ban đầu của họ; thay vào đó, họ có xu hướng phụ thuộc vào những thôi thúc và đam mê phi lý của chính họ.
  18. không coi trọng tính tự phát, tự nhiên hoặc tính chân thật.
  19. không thể và/hoặc không muốn suy nghĩ theo quan điểm của những người có thế giới quan khác.
  20. không thể đạt được sự tự thể hiện, tự kiểm soát hoặc sự giác ngộ vì họ thiếu khả năng làm chủ suy nghĩ của mình, cũng như sự hiểu biết về mối quan hệ giữa suy nghĩ và cảm xúc.
Libero Zz
Tên sách tiếng Anh: The Miniature Guide to Critical Thinking: Concepts and Tools
Tác giả: Richard Paul & Linda Elder
Đơn vị phát hành: Rowman & Littlefield