Cánh Buồm – Văn 4 – Bố cục
Tác giả: Nhóm Cánh Buồm Thể loại: Sách Cánh Buồm, Sách mở, Sách Tiểu học, Sách Văn Nhà xuất bản: Cánh Buồm Quốc gia: Việt Nam Ngôn ngữ: Tiếng Việt Giấy phép: CC BY-NC-SA 4.0 Thẻ: Bố cục | Cánh Buồm | Sách Cánh Buồm | Sách mở | Sách Tiểu học Cánh Buồm | Tạo ra một chủ đề | Văn 4 | Văn lớp 4 |Lời dặn bạn dùng sách
Trong ba lớp trước, học sinh lớp Một đã học về lòng ĐỒNG CẢM, để có cảm hứng làm ra tác phẩm nghệ thuật. Tiếp đó, học sinh lớp Hai học thao tác TƯỞNG TƯỢNG để tạo ra hình tượng, học sinh lớp Ba học thao tác LIÊN TƯỞNG để nhào nặn cho hình tượng ngày càng rõ ý.
Lên lớp Bốn, học sinh học nốt thao tác ba của ngữ pháp nghệ thuật, đó là thao tác SẮP XẾP (hoặc bố cục).
Lẽ ra, dùng từ Hán–Việt để gọi tên bộ ba thao tác ngữ pháp nghệ thuật thì thuận tai hơn: Tưởng tượng, Liên tưởng, Bố cục. Nhưng danh từ “bố cục” dễ làm ta nghĩ tới dạng thức cuối cùng của tác phẩm. Còn động từ “sắp xếp” thể hiện công việc tự tay ta làm để tạo ra cái dạng thức cuối cùng (cái bố cục).
Nói sắp xếp để tạo ra bố cục, ta nghĩ đến bàn tay tạo ra công trình từ những vật liệu khác nhau. Xây nhà gạch ngói bê tông khác làm nhà tranh tre nứa lá. “Xây” thơ sẽ khác với nhạc, tranh, múa, văn xuôi và kịch.
Song song với môn Văn, môn Tiếng Việt lớp Bốn dạy cách làm ra một bài văn với lập luận logic. Sách Văn này không dạy các mẹo “Tập làm văn”. Cảm xúc viết văn là kết quả trẻ em tự tạo ra nhờ một cách học văn hồn nhiên theo chương trình và phương pháp Cánh Buồm đề xuất.
Xin bạn tiếp tục duy trì cách DẠY HỌC theo lối tổ chức cho học sinh LÀM, tuyệt đối không nhồi nhét lời giảng cho các em.
Chúc bạn thành công.
Nhóm biên soạn
Trở lại