No Image Available

Cánh Buồm – Văn 3 – Liên tưởng

 Tác giả: Nhóm Cánh Buồm  Thể loại: Sách Cánh Buồm, Sách mở, Sách Tiểu học, Sách Văn  Nhà xuất bản: Cánh Buồm  Quốc gia: Việt Nam  Ngôn ngữ: Tiếng Việt  Giấy phép: CC BY-NC-SA 4.0  Thẻ: Cánh BuồmLiên tưởngNhóm Cánh BuồmSách Cánh BuồmSách mởSách Tiểu học Cánh BuồmTạo ra một ýVăn 3Văn lớp 3Văn Tiểu học |  Download
 Mô tả:

Gửi bạn dùng sách

Ở lớp Một, các em được giáo dục lòng đồng cảm. Nhờ tự tạo lòng đồng cảm, nên các em đến được với cảm hứng nghệ thuật.

Cảm hứng ấy dẫn đến công việc đầu tiên là TƯỞNG TƯỢNG ra một hình tượng gói được nỗi khát khao tạo ra cái đẹp nghệ thuật. Học sinh lớp Hai học thao tác tưởng tượng mà người nghệ sĩ từng làm.

Tuy nhiên, có đồng cảm – cảm hứng và có tưởng tượng vẫn chưa
đủ bảo đảm là có tác phẩm hoàn chỉnh. Chứng cớ: người nghệ sĩ chữa đi chữa lại tác phẩm của mình. Hình tượng ban đầu tạo ra từ tưởng tượng còn được đẽo gọt, nhào nặn, mài giũa cho có được một ý nghĩa.

Học sinh lớp Ba học thao tác LIÊN TƯỞNG đó. Liên tưởng tiến hành đơn giản qua việc học THAY ĐỔI VẬT LIỆU.

Ví dụ dễ thấy nhất về tưởng tượng và liên tưởng là:

Một hình tượng hình dung thầm trong đầu (thao tác tưởng
tượng): chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Thay đổi vật liệu thầm trong đầu (thao tác liên tưởng):

  • Chớ thấy núi cao mà . . . . . . . . . .
  • Chớ thấy mưa to gió lớn mà . . . . . . .
  • Chớ thấy bài toán khó mà . . . . . . . .

Ý nghĩa của một hình tượng ban đầu sẽ được LÀM RA trong tiến
trình đó. Sách Văn lớp Ba này giúp bạn cách hướng dẫn trẻ em phương pháp thay đổi vật liệu (ở văn xuôi, thơ, kịch, hát, múa, vẽ) để từ “nghĩa đen” của hình tượng tìm ra “nghĩa bóng” của hình tượng đó.

Xin bạn luôn luôn chú ý một “bí quyết” sư phạm duy nhất này: tổ
chức cho học sinh LÀM, tuyệt đối không nhồi nhét lời giảng cho các em.

Chúc bạn thành công.

Nhóm biên soạn


 Trở lại