Cánh Buồm – Văn 2 – Tưởng tượng
Tác giả: Nhóm Cánh Buồm Thể loại: Sách Cánh Buồm, Sách mở, Sách Tiểu học, Sách Văn Nhà xuất bản: Cánh Buồm Trang: 127 Quốc gia: Việt Nam Ngôn ngữ: Tiếng Việt Giấy phép: CC BY-NC-SA 4.0 Thẻ: Cánh Buồm | Làm ra một hình tượng | Sách Cánh Buồm | Sách mở | Sách Tiểu học Cánh Buồm | Tưởng tượng | Văn 2 | Văn lớp 2 |Lời dặn bạn dùng sách
Trong lời nói đầu sách Văn 1 Cánh Buồm đã xác định, học Văn ở bậc tiểu học là giáo dục cảm xúc nghệ thuật cho trẻ em và tạo cho học sinh năng lực tự làm ra cái đẹp nghệ thuật.
Ở lớp Một, học sinh được giáo dục lòng đồng cảm qua các trò chơi đóng vai. Lòng đồng cảm ấy vốn dĩ là tài sản của Trời cho, vùa của Đời cho những nghệ sĩ lớn. Nhờ lòng đồng cảm mà người nghệ sĩ có cảm hứng tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Học sinh, nhờ tự tạo cho mình lòng đồng cảm, nên cũng có cơ hội đến được cảm hứng nghệ thuật.
Cảm hứng nghệ thuật dẫn đến việc tạo ra tác phẩm, mà công việc đầu tiên là TƯỞNG TƯỢNG ra một hình tượng (dù còn mơ hồ) đủ gói được nỗi khát khao tạo ra cái đẹp nghệ thuật.
Học sinh lớp Hai sẽ được học thao tác tưởng tượng đó, như một cách “học làm lại” (nói cho chính xác: học bằng cách làm lại) cách làm đã có ở người nghệ sĩ.
Khái niệm tưởng tượng được đưa đến cho học sinh qua VIỆC LÀM để các em nhận ra Tưởng tượng là LÀM VIỆC THẦM TRONG ĐẦU – sản phẩm của tưởng tượng cũng nằm trong đầu.
Thao tác tưởng tượng đó huấn luyện sâu thêm nhờ những VIỆC LÀM để nhận ra: (a) “con mắt bên trong” (b) “cái tai bên trong”, và (c) cảm giác thầm lặng của con người đúc lại từ các giác quan.
Tiếp đó, học sinh được ựt đến với và làm ra những hình tượng hoang đường, như một nguyện vọng muôn đời của kẻ yếu đuối trên đời.
Xin phép nhắc lại: cách tổ chức hoc Văn của Cánh Buồm không diễn ra theo lối giảng giải và ghi nhớ để ngại lại lời giảng. Cách học Văn này khuyến khích học sinh tự làm ra sản phẩm của tưởng tượng. Nhiệm vụ học Văn cả năm học lớp Hai chỉ xoay quanh mục tiêu đó.
Chúc bạn thành công!
Nhóm biên soạn
Trở lại