No Image Available

Cánh Buồm – Tiếng Việt 3 – Cú pháp

 Tác giả: Nhóm Cánh Buồm  Thể loại: Sách Cánh Buồm, Sách mở, Sách Tiếng Việt, Sách Tiểu học  Nhà xuất bản: Cánh Buồm  Quốc gia: Việt Nam  Ngôn ngữ: Tiếng Việt  Giấy phép: CC BY-NC-SA 4.0  Thẻ: Cánh BuồmCú pháp tiếng ViệtLớp 3Sách Cánh BuồmSách mởSách Tiếng ViệtSách Tiểu họcSách Tiểu học Cánh BuồmTạo ra và dùng câu tiếng ViệtTiếng ViệtTiếng Việt 3Tiếng Việt lớp 3Tiểu học |  Download
 Mô tả:

Lời dặn bạn dùng sách

Sách Tiếng Việt 3 tổ chức cho trẻ em học các luật về câu tiếng Việt.

Khi học tiếng Việt ở lớp 1, lớp 2, học sinh vẫn dùng câu dựa vào kinh nghiệm sẵn có của các em.

Lên lớp 3, các em chính thức chiếm lĩnh khái niệm câu trên tinh thần cú pháp học. Điều này hợp với quá trình nghiên cứu và sử dụng tiếng Việt trong lịch sử. Sau giai đoạn tạo ra bộ chữ quốc ngữ (thế kỷ 17 – tương ứng với thời gian học ngữ âm ở lớp 1), là giai đoạn sưu tầm từ vựng tiếng Việt (tương ứng với thời gian học từ vựng ở lớp 2), tiếp đến giai đoạn nở rộ các nhà xuất bản, các tờ báo… gắn liền với giai đoạn học cú pháp lớp 3.

Tổ chức việc học cú pháp cho học sinh lớp Ba đi theo những bước sau:

  1. Bước thứ nhất: phân biệt từ tiếng Việt thành từ loại. Ở lớp Hai, các em đã học từ trái nghĩa và đồng nghĩa. Lên lớp Ba, các em học từ đồng âm liên quan nhiều với CÂU dựa trên nghĩa chứ không dựa trên hình thức (tiếng Việt không có biến hoá hình thái). Khi học từ theo từ loại, các em cũng học luôn từ và ngữ, rất thuận tiện khi dùng câu phức.
  2. Bước thứ hai: phân biệt câu theo cấu tạo Chủ ngữ – Vị ngữ, là cái vỏ ngoài tối thiểu cần cho phân tích cú pháp.
  3. Bước thứ ba: phân biệt câu theo cấu tạo logic, dùng vật liệu ngôn ngữ học các thao tác logic căn bản, cần cho phân tích logic.

Ba bước đi trên, cũng là ba tiếng Việt cho học sinh lớp Ba, sẽ giúp học sinh thực hành có ý thức tiếng mẹ đẻ, thay vì học vô số luật lệ rắc rối.

Học cú pháp  một cách chính thức ở lớp Ba sau khi chỉ hoạt động nói và dùng câu theo kinh nghiệm ở lớp Một và Hai sẽ giúp cho việc học CÂU không “phong ba bão táp” như vẫn thường thấy trong Ngữ pháp Việt Nam.

Chúc bạn thành công.

Nhóm biên soạn


 Trở lại